Tin Tức

long hai

Những năm gần đây, các công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng xuất hiện nhiều, vì nghề này tuy gọi là phổ thông nhưng ở đâu cũng cần, nhất là các doanh nghiệp lớn. Bảo vệ mục tiêu cố định lẫn di động, con người hay tài sản, an ninh hay trật tự, kiêm luôn cả phòng chống cháy nổ bão lụt và đôi khi là hoạt động phong trào thì lực lượng bảo vệ càng chuyên nghiệp càng tốt.

Nghề bảo vệ doanh nghiệp xem ra cũng lắm buồn vui

Một người làm bảo vệ doanh nghiệp kể, cứ mỗi ngày làm việc, ông phải “ngắm” hơn ba nghìn bộ ngực, hơn ba nghìn eo lưng, cặp đùi, thậm chí có khi phải khám xét chị em.

Gắn bó với nghề bảo vệ hơn hai mươi năm, ông D. kể rằng cty ông có hơn ba nghìn lao động, chủ yếu là nữ. Cứ mỗi ngày làm việc, ông phải “ngắm” hơn ba nghìn bộ ngực lúc công nhân vào, rồi “ngắm” hơn ba nghìn eo lưng, cặp đùi chị em lúc tan ca. Và ban đêm người ta đi ngủ thì ông lại cùng đồng đội “lang thang”…

Giải nghĩa cho điều trên, ông D. – bảo vệ một công ty giày cười nói: “Mỗi khi vào ca, 3.000 công nhân họ chỉ vào khoảng 30 phút, nghĩa là mỗi phút bọn mình phải nhìn vào 100 ngực để kiểm tra thẻ. Còn tan ca chỉ mất 15 phút, lại phải nhìn vào 200 chị em mỗi phút xem có biểu hiện giấu cái gì trong người không…”.

Khái niệm chung về nghề bảo vệ doanh nghiệp, ông D. “gói” lại là như vậy. Ông D. cho biết, làm ở ngành giày da chị em cũng hay tắt mắt mà “tinh vi” lắm, chỉ có điều toàn những thứ lặt vặt, từ cuộn chỉ hay băng dính bỏ lõi nhét vào trong bụng, miếng da quấn vào eo lưng hay đùi, keo chết rót vào lọ thuốc đau mắt, đến đôi giày cho vào cốp xe, cái gì lấy được là lấy. Khổ thế, đấy hình như cũng là “thói quen”, ở nhà cái gì cũng thiếu, đến nhà máy nhìn tài sản ngồn ngộn ra đấy mà ngợp.

“Ngỡ rằng làm nghề này là “mạt” lắm rồi, chỉ những ai kém học kém hành mới chịu, nhưng va vào mới nghiệm ra rằng, nghề nào cũng cần phải giỏi cả”, ông D. ngậm ngùi. Rồi ông nói thêm: “Doanh nghiệp như một xã hội thu nhỏ, phần lớn công nhân chỉ trạc tuổi con mình, nhưng nhiều lúc mình ứng xử không khéo, các cháu nó chửi vuốt mặt không kịp cũng phải cố nhịn”. Lý do bị “chửi’ thì nhiều lắm, chị em đi làm muộn vào cổng không được: chửi!, đi vệ sinh tranh thủ tụ tập “buôn dưa lê” bị nhắc nhở: chửi!, táy máy “nhặt” đồ của công ty bị phát hiện cũng… chửi.
Mà cái nghề này, việc gì cũng đến tay, ngoài nghiệp vụ an ninh trật tự, ngộ nhỡ có chị em công nhân ốm ngất… đã có bảo vệ “khiêng” đi cấp cứu. Hàng xuất nhập kho lúc cao điểm, thiếu người bốc vác… đã có bảo vệ. Thậm chí vợ con giám đốc thèm ăn đột xuất… gọi bảo vệ. Nếu chẳng may những lúc ấy xảy ra cháy nổ, trộm cắp hay ẩu đả trong nhà máy thì việc quy trách nhiệm đầu tiên… chính là bảo vệ.

Có lần trực ca với một đồng nghiệp tên là T., giữ một công nhân ăn cắp, đầu tiên cô này còn mồm loa mép giải không chịu cho kiểm tra, đến khi ông T. phải mời một cán bộ nữ ra khám, lòi ra tang vật giấu trong… đũng quần. Lúc này cô nàng mới chịu nhẹ giọng: “Tha cho em, cùng đồng bào mình cả”. Nghe thế ông T. buột miệng: “Đồng bào có ra đồng bào đâu mà đòi tha…”, nhắc lại chuyện này ông D. phì cười.

Theo ông D., thông thường nếu phát hiện công nhân vi phạm nhỏ, khéo cho được đôi đường là sử dụng họ làm “đặc tình”, họ vừa đỡ mất việc mà mình cũng nhàn, dựa vào mạng lưới ấy mà kiểm soát, chứ chỉ khám xét thôi thì không đủ. “Một lần cơ sở báo, chúng tôi kiểm tra thấy một nữ công nhân quấn da vào người, lập biên bản xong báo cáo giám đốc công ty, ai ngờ ông ấy làm quyết liệt mời công an phường vào. Cô này về bị nhà chồng gằn hắt, lại xấu hổ nên uống thuốc sâu tự tử, may mà không chết…”. Nghĩ lại ông D. cứ thấy day dứt, giả như cô công nhân ấy chết thật thì không biết sự thể thế nào, làm bảo vệ nhiều khi cũng phải lăn tăn thế.

Nghề bảo vệ: Ổn định nhưng vất vả, khó khăn

Những năm gần đây, các công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng xuất hiện nhiều, vì nghề này tuy gọi là phổ thông nhưng ở đâu cũng cần, nhất là các doanh nghiệp lớn. Bảo vệ mục tiêu cố định lẫn di động, con người hay tài sản, an ninh hay trật tự, kiêm luôn cả phòng chống cháy nổ bão lụt và đôi khi là hoạt động phong trào thì lực lượng bảo vệ càng chuyên nghiệp càng tốt.

Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp lại thích sử dụng lực lượng bảo vệ tại chỗ vì không phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mà lại có thể sử dụng lực lượng này vào nhiều việc khác. Hơn nữa nếu được chỉ huy tập trung, huấn luyện bài bản thì hiệu quả sử dụng rất cao, vì lực lượng bảo vệ được coi là “tai mắt”. Nếu lãnh đạo “nắm” được bảo vệ, thì việc kiểm soát nhân sự trong doanh nghiệp sẽ khách quan hơn, vì thông thường khi nhiều cán bộ cấp dưới “khéo” quá khiến giám đốc cũng bị “nhiễu”.

Về lý thuyết, các đơn vị bảo vệ dù là dịch vụ hay tại chỗ có quy mô lớn đều phải được đào tạo nghiệp vụ cơ bản như võ thuật, PCCC, an ninh trật tự… Nhưng sự dễ dãi trong công tác quản lý hiện nay cũng bộc lộ nhiều bất cập. Ông Bùi Duy Đ. – Phó giám đốc một công ty may trên đường 353 – kể lại: “Khi được tiếp thị, chúng tôi quyết định lựa chọn dịch vụ bảo vệ, trong hợp đồng ghi rõ là nhân viên phải có các chứng chỉ chuyên môn, nhưng một lần nhà máy bị sự cố, nhân viên bảo vệ không biết thao tác bình bọt chữa cháy, may mà có lực lượng tại chỗ, sau này hỏi ra, anh em họ nói thật là có chứng chỉ nhưng chưa được đào tạo ngày nào”. Ông Đ. cũng cho biết, năm ấy cụm doanh nghiệp an toàn PCCC đường 353-355 tổ chức hội thao, công ty ông lấy lực lượng bảo vệ làm nòng cốt dự thi nghiệp vụ chữa cháy, anh em lóng ngóng nên đành chịu về bét, sau đận ấy công ty lại phải quay về lập lực lượng bảo vệ tại chỗ.

Nhưng nghiệp vụ dù có đủ đôi khi làm bảo vệ cho doanh nghiệp cũng khổ. Ông T. – giám đốc công ty bảo vệ M.T – ấm ức mãi chuyện bị một giám đốc doanh nghiệp nổi tiếng của thành phố “chơi xấu”. Số là sau một năm thực hiện hợp đồng cho doanh nghiệp này, công ty ông T. không nhận được đồng nào, đòi mãi chưa được thì một hôm vị giám đốc này làm toáng chuyện bị mất nhiều tài sản khác trong phòng. Khổ nỗi vì anh em “nể” giám đốc nên không nhận niêm phong phòng “vip”, hơn nữa xe giám đốc ra vào cổng có ai “dám” kiểm tra? Thành thử sau đấy vị này nằng nặc đòi cắt hợp đồng, dù ông T. đã cam kết đền tài sản. Đến nay tiền nợ cũng chưa đòi được, qua tìm hiểu ông T. mới biết vị giám đốc này chỉ là ảo danh, nợ chồng chất, kể cả tiền cơm hộp của công nhân. Thật ra, chẳng có tài sản nào bị mất, đấy chỉ là chiêu để vị này “đảo” hợp đồng giãn nợ với các đối tác, thảo nào khi tiếp thị ký hợp đồng, ông T. thấy vị này “thoáng” thế.

Còn chị Lương Ngọc L. – vốn từng là nhân viên bảo vệ – tâm sự: “Khi bọn em bảo vệ cho siêu thị, qua camera phát hiện có một khách hàng có biểu hiện đổi quần lót đắt tiền, mới mời vào phòng thay đồ kiểm tra, ai ngờ không phải, bị họ chửi cho té tát và còn đe đánh, em sợ phải xin chuyển đi nơi khác rồi bỏ hẳn nghề…”. Mới đây chị L. vào siêu thị Big C cùng chồng, đi xe Suzuki nhưng khi vào nhân viên bảo vệ ghi luôn trên vé là xe Air Blade, chị yêu cầu đổi vé thì nhân viên này nói là không sao, cứ đúng số xe là được. Ai dè lúc về vợ chồng chị bị nhân viên bảo vệ kiểm soát giữ lại, đòi lập biên bản vì nghi rằng tráo xe. Tự ái quá vợ chồng chị nổi nóng “quạc” nhau với bảo vệ một trận, vì cái lý của chị L. là chẳng ai lại đi tráo cái xe Air Blade hơn 40 triệu đồng để lấy chiếc xe Suzuki có 26 triệu đồng cả.

Theo thống kê, Hải Phòng hiện có hơn 16.000 doanh nghiệp, chưa kể các cơ sở nhỏ và cơ quan đơn vị khác sử dụng bảo vệ, mới thấy nghề này cũng là một lĩnh vực rất đáng nể trong việc giải quyết việc làm cho xã hội. Dù thu nhập không cao, nhưng nó cũng đảm bảo được cuộc sống cho hàng vạn lao động. Vất vả, trách nhiệm, nhiều điều tiếng nhưng có thể khẳng định đây là một trong những nghề ổn định nhất, vì doanh nghiệp dù phải nghỉ nhỡ việc, nhưng còn đất đai còn tài sản thì còn cần bảo vệ. Chỉ mong sao nghề này được chú trọng hơn, cả về quản lý lẫn rèn luyện đạo đức và huấn luyện nghiệp vụ.

(Theo ANHP)

long hai

Theo khảo sát của chúng tôi, bảng giá dịch vụ bảo vệ ngày Tết cao hơn khá nhiều so với mặt bằng giá chung. Tuy nhiên, các công ty bảo vệ năm nay đưa ra mức giá không cao hơn so với năm trước, dao động khoảng 80.000 đồng đến 200.000 đồng/giờ tùy từng mục tiêu bảo vệ. Chị Vũ Thị Hường, công ty dịch vụ bảo vệ Long Hải cho biết: “Với các mục tiêu bảo vệ là các siêu thị, công trường… đã ký hợp đồng dài hạn, công ty chúng tôi vẫn thực hiện công việc và giữ giá dịch vụ như đã ký kết. Đó là mức phí dịch vụ từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, với những dịp cuối năm, công ty, nhận thêm bảo vệ các mục tiêu ngắn hạn, mang tính thời vụ như bảo vệ nhà các cá nhân, bảo vệ tại các sự kiện. Với các mục tiêu bảo vệ tăng cường ngắn hạn, mức phí sẽ được tính theo giờ. Giá đưa ra dao động từ 100.000 đồng/1 giờ đến 200.000 đồng/1 giờ. Nói chung, với tình hình kinh tế chung, các công ty cũng cố gắng giữ mức giá cũ để “hút” khách, tạo thêm việc làm cho người lao động, có nhiều tiền lương, thưởng hơn vào cuối năm”.

Anh Nguyễn Văn Tiến (quê Nam Định) là nhân viên bảo vệ được 5 năm, cho biết: “Cả 5 cái Tết tôi đều phải xa nhà. Qua rằm tháng Giêng, tôi mới được nghỉ bù 4 ngày.

Theo chia sẻ của lãnh đạo các công ty bảo vệ, khách hàng sử dụng các dịch vụ bảo vệ tăng cường ngày Tết chủ yếu là những người có khả năng kinh tế và có địa vị cao trong xã hội. Đặc biệt vào dịp Tết một số năm gần đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM các gia đình có điều kiện kinh tế thường chọn đi du lịch nước ngoài vào dịp Tết, vì thế ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ bảo vệ này. Anh Nguyễn Văn Hòa, nhân viên bảo vệ cho một siêu thị mini trên phố Thái Hà, Hà Nội tâm sự: “Cả năm đi làm, Tết ai chẳng muốn về nhà sum họp gia đình. Làm 3 ngày Tết bằng lương cả tháng nên chúng tôi phải cân nhắc rất nhiều. Gia đình biết đặc thù công việc của tôi là càng những dịp lễ Tết, công việc nhiều hơn nên cũng ngậm ngùi chấp nhận. Chính vì thế mà chúng tôi phải thay phiên trực để đảm bảo uy tín của công ty cũng như đảm bảo an toàn tài sản cho khách”.

Không chỉ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, nhiều công ty bảo vệ còn ký các hợp đồng bảo hiểm tiền tỷ sẵn sàng bồi hoàn với những mất mát, hao tổn nếu để xảy ra sự cố. Với những cam kết mạnh mẽ này, các gia đình, công ty… tìm đến các dịch vụ bảo vệ an tâm hơn khi giao tài sản của mình vào tay người lạ. Chị Vũ Thị Hường, công ty bảo vệ Việt Á cho biết: “Khi chúng tôi nhận được lời đề nghị từ khách hàng, với các mục tiêu có nguy cơ tranh chấp, nhiều mối de dọa với gia chủ, chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng tìm đến sự trợ giúp của lực lượng công an. Không chỉ bảo vệ tài sản, quan trọng hơn chúng tôi muốn khách hài lòng và tuyệt đối an tâm khi giao tài sản, tính mạng của mình cho các nhân viên của chúng tôi”.

Theo người đưa tin

long hai

Anh không phải kỹ sư hay bác sĩ, không phải chủ hay đại gia lắm tiền nên không làm em hãnh diện trước mặt bạn bè và mọi người trong gia đình em. Anh chỉ có tấm lòng và tình yêu chân thành dành cho em thôi.

Người ta hỏi anh làm gì? Anh đều mỉm cười vui vẻ trả lời: Làm bảo vệ. Những lúc như vậy anh thấy em tỏ vẻ ngại ngùng và mắc cỡ. Có lẽ em nghĩ bạn trai mình thật sự chẳng bằng người ta, em nói như thể quen bác sĩ, kỹ sư. Anh biết trong mắt em và gia đình bảo vệ là nghề thấp hèn nhưng có biết nó là một nghề chân chính và quan trọng biết chừng nào không? Nhìn ai cũng nói bảo vệ có làm gì đâu nhưng mấy ai biết được công việc cực nhọc, khó khăn như thế nào. Không có những người bảo vệ như anh thì những chuyện cướp giật, phá hoại tài sản hay gây rối và nhiều thứ khác nữa sẽ xảy ra.

Anh không thể nói dối trước mặt mọi người là anh làm nhân viên văn phòng của một công ty lớn hay kỹ sư, chủ một cửa tiệm kinh doanh nào đó, anh không sống vì vỏ bọc bên ngoài, như thế anh không còn là anh nữa. Yêu anh chắc em thiệt thòi nhiều lắm? Anh không phải kỹ sư hay bác sĩ, không phải chủ hay đại gia lắm tiền nên không làm em hãnh diện trước mặt bạn bè và mọi người trong gia đình em. Anh chỉ có tấm lòng và tình yêu chân thành dành cho em thôi. Em quyết định như thế nào anh đều ủng hộ. Niềm vui của em cũng chính là niềm vui của anh, bởi em là người anh yêu mà.

Anh muốn nhìn thấy em có cuộc sống vui vẻ, đầy đủ, không phải lo lắng gì hết. Yêu anh chắc đối với em khó lắm vì phải tập làm quen với nhiều lời bàn ra tán vào từ bạn bè, gia đình và mọi người, thiếu thốn về vật chất lắm đó. Anh biết cuộc sống giờ vật chất quan trọng biết chừng nào, nó quyết định một phần trong chuyện tình cảm của mình, thấy em yêu anh vậy anh cũng xót lắm chứ? Có lẽ anh không xứng với em.

Theo vnexpress

long hai

Nghề bảo vệ có người thì sướng nhàn nhã lương cao cũng có nhiều người đi sớm về khuya, thâu đêm suốt sáng mà lương chẳng đáng bao nhiêu. Vậy nghề bảo vệ sướng hay khổ?

“Đơn điệu và buồn tẻ! chẳng có vui gì đâu!” một nhân viên bảo vệ tại một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ chia sẻ. Ấy vậy mà cũng có người nói:”Tôi thấy công việc này cũng khá nhàn hạ, ngày ngồi trong phòng trực nghe radio ngắm mọi người ra vào chứ cũng chẳng phải làm gì, lương tháng 5~6 triệu là thoải mái cho cả gia đình tôi rồi.”
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những người thành lập hoặc đến làm việc tại các công ty bảo vệ đều là những người đã từng có cuộc sống trong quân ngũ hoặc từng là công an, bộ đội. Và có lẽ, cũng chỉ những người có sức khỏe và chịu được công việc có tính kỷ luật cao như trong quân đội, công an mới bám trụ được với nghề này.

Nghề bảo vệ: Khổ

Chẳng có nghề nào là không có khó khăn của nó, những tố chất đặc biệt cần thiết cho nghề bảo vệ là thể hình tốt, tính kỷ luật cao, linh hoạt và lòng đam mê… đây đều là những yếu tố được sàng lọc và rèn luyện trong môi trường quân đội.

Thông thường nhân viên bảo vệ phải làm việc trong những môi trường khó khăn như: trực tại các công trường, nắng mưa cũng phải trực, di chuyển theo mục tiêu bảo vệ,…

Khó khăn như vậy mà vẫn đầy những con người có tâm với nghề, thậm chí nó ăn vào máu. Theo anh K, một nhân viên bảo vệ lâu năm, anh nói:”làm nghề này, riết rồi những thói quen trong công việc cũng nhiều lúc bị bệnh nghề nghiệp. Đi bất cứ chỗ nào, cặp mắt cũng đảo quanh để quan sát cách ăn mặc của người này, từng cử chỉ của người nọ và mọi thứ xung quanh. Có những khi đi chơi với vợ con, cứ như một phản xạ quen thuộc, khi đến chỗ đông người việc đầu tiên của anh là đảo mắt tìm… chuông báo động, bình chữa cháy và lối thoát hiểm!”

Nghề bảo vệ: Sướng

Nghe khó khăn thì như vậy, nhưng nghề bảo vệ khá “hút hàng” trong vài năm gần đây. Ngày càng có thêm nhiều công ty bảo vệ ra đời. Hầu như các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều có quy trình tuyển dụng nhân viên gần giống nhau. Các tiêu chí đưa ra hàng đầu như: trẻ, khỏe và có thể hình tốt. Đó là những điều kiện cần để được ghi tên mình vào lớp huấn luyện bảo vệ. Vượt qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được huấn luyện bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng.

Hoàn thành các khóa đào tạo, huấn luyện, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc… để thực nghiệm. Vượt qua kỳ sát hạch để trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ – tức là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.

Khi đã trở thành nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, các nhân viên được cung cấp toàn bộ đồng phục, đồ bảo hộ, các công cụ để sẵn sàng nhận công việc mới. Nhân viên bảo vệ không phải mất bất cứ một khoản phí gì.

Sướng hay khổ – nghề bảo vệ?

Sướng hơn thì họ được làm việc tại các tòa nhà, cơ quan lớn có phòng làm việc riêng, thậm chí có điều hòa tivi đầy đủ hoặc công việc nhàn hạ, chỉ ngồi kiểm soát mọi người ra vào.

Sướng cũng có mà khổ cũng có, nhưng những người nhân viên bảo vệ của công ty luôn làm việc bằng tinh thần hăng say, bằng trách nhiệm của bản thân, bảo vệ an toàn cho khách hàng cũng chính là bảo vệ niềm tin khách hàng dành cho chúng tôi. Cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty bảo vệ Long Hải.

rượu methanon

TTO – Đó là rượu trắng pha cẩm ở hàng cơm V.T, số 95 khu giãn dân phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.

Tại cuộc họp khẩn Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) về phòng chống ngộ độc rượu methanol chiều 7-3, Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhiều trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và các quận, huyện đã kiểm tra 225 cơ sở kinh doanh rượu, lấy 25 mẫu xét nghiệm tại labo, xét nghiệm nhanh 3 mẫu.

Các mẫu rượu được lấy để đi xét nghiệm gồm rượu trắng, rượu nếp, trắng pha cẩm, rượu ngâm chuối hạt, nếp cái hoa vàng… tại các quận Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thường Tín…

Kết quả đã phát hiện 2 mẫu có chứa hàm lượng methanol gấp từ 900-2.000 lần mức cho phép (100mg/L).

Đó là mẫu rượu được lấy từ 2 chai rượu trắng pha cẩm ở hàng cơm V.T, số 95 khu giãn dân phường Mộ Lao, Hà Đông cho kết quả 202.475mg/L và 1 mẫu rượu được lấy từ rượu ngâm ở gia đình ông Nguyễn Đình Ch. địa chỉ số 59, tổ 24, phường Khương Đình, Thanh Xuân, có nồng độ là 89.680mg/L.

Trước đó, từ ngày 22-2 đến 7-3, Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 11 bệnh nhân nam từ 40-54 tuổi, địa chỉ cư trú tại 5 quận huyện của Hà Nội gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Ba Đình… bị ngộ độc rượu nhập viện với các triệu chứng người mệt mỏi, đau đầu, hôn mê, xét nghiệm methanol trong máu cao, từ hơn 40 – 318mg/dL, chẩn đoán ngộ độc methanol, trong đó đã có bệnh nhân ở Phúc Thọ (Hà Nội) chết.

Bệnh viện đa khoa

TTO – Bác sĩ Trung Quốc xác định chị T. mang thai 21 tuần và cho rằng chị bị viêm âm đạo và chỉ định liệu pháp. 3 phút sau khi sử dụng máy rung, bệnh nhân khó thở, co giật, sùi bọt mép…

Bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn sau khi bệnh nhân chết não

​Sáng 7-3, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với phòng khám 168 Hà Nội (Ngọc Hồi, Thanh Trì), nơi điều trị cho chị Trần Thị Thu T. (29 tuổi, ở Quảng Ninh) hôm 5-3 và chuyển chị T. đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu.

Theo ông Nguyễn Dương Trung, phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, công an huyện Thanh Trì, nơi nhận được đơn khiếu nại của gia đình chị T., đã thu giữ toàn bộ hồ sơ liên quan. Trước mắt, Thanh tra Sở Y tế đình chỉ hoạt động của phòng khám, chờ kết quả điều tra của công an.

Làm việc với gia đình chị T. sáng nay 7-3, ông Phương Văn Soạn, đại diện phòng khám, cho biết chị T. đến khám lúc 16g ngày 5-3. Bác sĩ Trịnh Túc Vinh (người Trung Quốc) đã thăm khám và xác định chị T. mang thai 21 tuần và cho rằng chị T. bị viêm âm đạo, có nhiều khí hư, chỉ định xét nghiệm, siêu âm và tư vấn sử dụng máy rung để rửa âm đạo.

Tuy nhiên, chỉ 3 phút sau khi bắt đầu sử dụng máy rung thì bệnh nhân khó thở, lên cơn co giật. Khi gọi được bác sĩ Vinh thì bệnh nhân đã sùi bọt mép.

“Bác sỹ Vinh đã hướng dẫn y tá tiêm thuốc an thần chống co giật vào ven tay trái và mông bệnh nhân, rồi gọi 115 chuyển bệnh nhân lên Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai”- đại diện Phòng khám cho biết.

Trưa nay, theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm tiếp nhận bệnh nhân T. đã hôn mê sâu. Hiện bệnh nhân đã chết não.

Gia đình chị T. cho biết ngoài thai nhi 21 tuần đang mang, chị T. còn có một con nhỏ.

Cũng trong sáng nay 7-3, khi Thanh tra Sở Y tế đến làm việc với Phòng khám 168 Hà Nội thì phòng khám cho hay không liên lạc được với bác sĩ người Trung Quốc Trịnh Túc Vinh! Sở Y tế hiện không biết bác sỹ Vinh đi đâu.

Trước đây khi xảy ra tai biến tử vong bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa Maria (cũng là phòng khám Trung Quốc), toàn bộ các bác sĩ Trung Quốc đều rời đi ngay trong đêm sau khi bệnh nhân tử vong.

Trong 3 năm vừa qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các sai phạm của Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội như nhập khẩu thuốc và thiết bị y tế nhưng không chứng minh được nguồn gốc, quảng cáo dịch vụ ngoài phạm vi chuyên môn được phép, sử dụng máy móc chưa được phép lưu hành… Tuy nhiên Phòng khám này vẫn tồn tại và hoạt động cho đến 7-3 khi xảy ra tai biến làm bệnh nhân chết não kể trên.

(Nguồn tuoitre.vn)

phó thủ tướng

TTO –  “Có thể có tình trạng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, bao che, thậm chí là có dấu hiệu bảo kê tội phạm” – Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói trong cuộc họp về “cát tặc” với các bộ, ngành, địa phương chiều 7-3.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình: Phải khởi tố một số vụ cát tặc!
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo mở đợt cao điểm tấn công cát tặc – Ảnh: LÊ KIÊN

Có dấu hiệu bảo kê cho vi phạm, tội phạm

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định cát sỏi là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, cần nhiều năm để tái tạo.

Với đà khai thác như hiện nay thì nguồn tài nguyên này sẽ sớm cạn kiệt; đồng thời gây ra nhiều hệ lụy khác nhu xói mòn, sạt lở bờ sông, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến các công trình quan trọng, tác động xấu đến môi trường, gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng người dân sinh sống xung quanh, gây mất an toàn cho các phương tiện giao thông đường thủy, gây bức xúc dư luận…

Phó thủ tướng cho biết Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng khai thác cát trái phép, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay hoạt động khai thác cát sỏi vẫn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn hiệu quả.

“Nguyên nhân khách quan là địa bàn khai thác cát trái phép trải rộng, kéo dài qua nhiều tỉnh, thành, số đối tượng khai thác cát trái phép nhiều, sống ven sông, thông thạo sông nước, thủ đoạn hoạt động tinh vi, đa dạng, thường xuyên thay đổi hình thức, quy luật hoạt động và có tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch đối phó, né tránh khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý” – Phó thủ tướng nêu.

Ông cho biết thêm: “Thời gian bơm hút cát diễn ra nhanh trong khoảng 30-60 phút, được trang bị máy móc hiện đại, công suất lớn, thường diễn ra ban đêm tại các địa bàn giáp ranh, các đối tượng vi phạm thường xây dựng hệ thống “chân rết” rộng đẻ cảnh báo, theo dõi hoạt động của các cơ quan chức năng nên việc tổ chức bắt giữ, xử lý gặp nhiều khó khăn”.

Về nguyên nhân chủ quan, phó thủ tướng cho rằng “một số nơi cấp ủy, chính quyền ở cơ sở còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Việc xử lý vi phạm thiếu nhất quán, chưa đủ tính răn đe đối tượng vi phạm”.

“Chúng ta cũng phải thấy một thực tế là có những vi phạm diễn ra công khai, ban ngày, liên tục nhưng vẫn không bị xử lý gì. Có thể có tình trạng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, bao che, thậm chí là có dấu hiệu bảo kê cho tội phạm. Đằng sau các hoạt động khai thác trái phép lại có bóng dáng của tội phạm, tổ chức bảo kê cho hoạt động này” – ông Trương Hòa Bình nói.

Phải khởi tố hình sự các vụ trọng điểm

Trước sự bức xúc của nhân dân và các hệ lụy do nạn khai thác cát trái phép gây ra, phó thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng phải có quyết tâm lớn để ngăn chặn, đẩy lùi.

“Bộ Công an trước mắt mở đợt đấu tranh cao điểm chống cát tặc từ 15-3 đến 1-6-2017. Xem xét khởi tố hình sự một số vụ án trọng điểm để góp phần răn đe, phòng ngừa chung. Phải chỉ đạo lập chuyên án, làm rõ đường dây khai thác cái trái phép” – phó thủ tướng yêu cầu.

Ông cũng lưu ý “Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an đề xuất chế tài cần thiết, đủ sức răn đe các hành vi khai thác cát trái phép. Chế tài xử lý phải xử lý, tránh để đối tượng kiện ngược lại lực lượng chức năng. Bắt tàu cát khai thác trái phép thì tàu đó là phương tiện phạm pháp cần phải xử lý, chứ không thể để tình trạng họ đánh chìm tàu rồi quay lại kiện ngược cơ quan chức năng. Kiến nghị TAND tối cao hướng dẫn xử lý trước mắt, có án lệ, chứ để bó tay là không được”.

Vẫn theo phó thủ tướng Trương Hòa Bình, cần xác định rõ trách nhiệm cấp ủy, chính quyền trong quản lý địa bàn, đấu tranh với nạn khai thác cát sỏi trái phép. Nơi nào để tình trạng vi phạm kéo dài thì phải xử lý người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đó.

Với các xã giáp ranh, chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm, giáp ranh huyện thì chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm, giáp ranh các tỉnh thì trung ương phải vào cuộc. Phát hiện cán bộ bao che, bảo kê vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp, thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an cho rằng có cả sự vi phạm của các doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép khai thác chứ không chỉ là vi phạm của cát tặc.

“Ví dụ như cấp phép cho ông nạo vét có 5m, nhưng ông nạo vét tới 15m, gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho môi trường, xói lở, đời sống người dân” – ông Vương nêu ví dụ.

Ông Vương cũng “đồng tình với ý kiến các địa phương là truy tố một vụ hình sự là rất khó khăn. Hà Nội năm ngoái chúng tôi phối hợp mãi mới bắt được vụ vi phạm các quy định về tài nguyên, môi trường. Phối hợp để bắt một vụ trên sông là không dễ, vừa phải chống tội phạm vừa phải đảm bảo an toàn”.

(Nguồn: tuoitre.vn)

0904 120 168
0968 71 2424